-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
IOT là gì ?
Đăng bởi BIỂN PHÚC vào lúc 15/10/2022
Thuật ngữ IOT không còn xa lạ đối với giới công nghệ như hiện nay. Sự phát triển của công nghệ ngày càng vượt bậc nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết thực cho đời sống con người. Nhất là khi Internet ngày càng phát triển,công nghệ trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Cũng chính là lúc nó được kết hợp với những thiết bị khác phát huy tối đa những chức năng phục vụ cho con người một cách tối ưu.
Có thể thấy, hiện nay IOT đang trở thành xu hướng rất “hot” được đưa vào đào tạo tại các trường Cao đẳng, Đại học khối ngành kỹ thuật. Những công trình, lab nghiên cứu về lĩnh vực IOT cũng được mở rộng. Trong bài viết trước mình có chia sẻ cho bạn bài viết khá chi tiết về Trí tuệ nhân tạo – AI là gì ? Trong phần nội dung chia sẻ hôm nay sẽ làm rõ cho bạn về khái niệm IOT là gì ? Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Tìm hiểu về thuật nghữ Internet Of Things (IoT)
Bất kỳ một công nghệ mới nào ra đời cũng bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu khoa học trong lịch sử. Internet of Things cũng vậy, từ những thập kỷ trước IoT đã hình thành, tuy nhiên đến năm 1999, IoT mới chính thức được đưa ra bởi một nhà khoa học, nước Anh – Kevin Ashton – người sáng lập Trung tâm Auto-ID, đại học MIT. Trung tâm này chính là nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID – Radio Frequency Identification, nhận diện tần số vô tuyến và các loại cảm biến.
Internet of Things là gì?
Có thể hiểu IoT một cách đơn giản như tên gọi, nghĩa là mạng của mọi vật, mọi thiết bị, vật thể. Các thiết bị, vật thể có ID riêng biệt (định danh), tất cả kết nối tương tác với nhau thông qua môi trường mạng Internet. Từ đó tạo thành một mạng lưới thông minh, có khả năng truyền tải, trao đổi các dữ liệu, thông tin qua lại. Tất cả dưới sự điều khiển từ xa của con người mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với mỗi thiết bị. Cụ thể con người có thể điều khiển các thiết bị trong nhà như máy giặt, tủ lạnh, tivi, đèn, máy lạnh… Hoạt động từ những trình điều khiển trên smartphone, máy tính bảng hay laptop.
Công nghệ IoT phát triển dựa trên sự kết hợp từ công nghệ mạng Internet. (mạng không dây wifi, mạng viễn thông băng rộng 4G, 5G) và công nghệ vi cơ điện tử. Sự kết hợp từ các công nghệ hiện đại mang đến nhiều ứng dụng, đáp ứng những nhu cầu. Từ đó giúp tăng trưởng hiệu quả chất lượng công việc hơn.
Internet Of Things (IoT) – IOT là gì
Theo như đánh giá của Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Cisco cũng như những nhà nghiên cứu về khoa học công nghệ. Đến năm 2020, sẽ có khoảng hơn 50 tỉ thiết bị kết nối vào Internet. Tuy nhiên con số này chắc chắn không dừng lại ở mức đó. IoT theo xu hướng trở thành một mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ. Bao gồm cả các thiết bị và con người, kết nối từ thiết bị đến thiết bị, con người và thiết bị, thiết bị điều khiển thiết bị, con người điều khiển thiết bị. Quy mô một mạng lưới IoT có thể lên đến cả trăm nghìn tỷ vật thể, thiết bị bên trong, con người có thể theo dõi, điều khiển và kết nối đến từng thiết bị, cụm thiết bị.
Những ứng dụng của IoT hiện tại và tương lai:
IoT là một trong những công nghệ được con người nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu, phục vụ cho con người trong mọi lĩnh vực đời sống. Thế giới ngày càng phát triển đi lên, công nghệ ngày càng phải đổi mới và phát triển hơn. Các lĩnh vực IoT đã và đang ứng dụng trong thực tế có thể kể đến như:
-Trong lĩnh vực xây dựng, y tế (các thiết bị, dụng cụ theo dõi sức khoẻ, giám sát bệnh án,…) , môi trường, giao thông.
-Trong lĩnh vực quản lý hạ tầng, chất thải.
-Trong lĩnh vực tự động hoá, giao thông.
-Những ứng dụng thông minh cho người dùng: smarthome, tự động hoá các thiết bị trong nhà, văn phòng. Hay mua sắm thông minh, quản lý các vật dụng, thiết bị trong nhà. Đồng hồ đo thông minh, phản hồi trong các tình huống khẩn cấp. Đồng hồ báo thức, giám sát chống trộm, tìm kiếm thông qua định vị GPS,…
Trong tương lai, IoT còn có thể có những bước tiến xa hơn, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Cisco, Intel, Qualcomm đẩy mạnh đầu tư cho những dự án IoT, những công trình nghiên cứu IoT. Khai thác tối đa những lợi nhuận và tiềm năng to lớn từ Internet.
Internet trở thành một phần tất yếu trong đời sống con người, tất nhiên IoT cũng sẽ trở thành công cụ đắt lực giải quyết những nhu cầu. Mang lại hiệu quả,chất lượng trong cuộc sống.